Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT không chỉ là lựa chọn ngành nghề. Đây còn là quá trình giúp con thấu hiểu bản thân và tạo hướng đi cho tương lai.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường dành quá nhiều sự quan tâm cho việc chọn ngành “hot” hay ngành có nhu cầu nhân lực cao. Thường ít quan tâm đến sở thích và đam mê thực sự của con.
Trong bài viết này, An Việt sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu cách định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho con ở độ tuổi THPT.
5 sai lầm thường gặp khi định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
Trong quá trình giúp con định hướng nghề nghiệp, một số cha mẹ thường mắc phải những sai lầm sau:
Chỉ tập trung vào ngành “hot”
Cha mẹ nào cũng mong muốn con có nghề nghiệp ổn định. Do đó lựa chọn cho con ngành nghề “hot”, có nhu cầu nhân lực cao để đảm bảo con không thất nghiệp. Tuy nhiên lại bỏ qua sở thích và năng lực thực sự của con.
Áp đặt quan điểm của cha mẹ lên con
Thay vì lắng nghe ý kiến và sở thích của con, một số cha mẹ lại ép buộc con theo đuổi những ngành nghề mà bản thân cha mẹ cho là tốt nhất, hoặc muốn con tiếp nối nghề nghiệp truyền thống của gia đình. Cha mẹ hãy thử suy nghĩ: “Liệu con có thực sự hạnh phúc khi lựa chọn nghề nghiệp mà cha mẹ quyết định hay không?”
Xem thêm: 5 Cách định hướng nghề nghiệp cho con đúng đắn và hiệu quả
Con phải học giỏi môn chính, môn phụ không quan trọng
Phần lớn cha mẹ thường suy nghĩ rằng, con học tốt các môn chính như Toán, Văn, Tiếng Anh mới là chăm chỉ, là học giỏi. Các môn như âm nhạc, mỹ thuật, lịch sử, … chỉ là môn phụ, không quan trọng. Điều này vô tình giới hạn tiềm năng vốn có ở con.
Nhiều trường hợp khi con đạt điểm cao Toán, Văn thì cha mẹ mới khen. Còn với môn âm nhạc, mỹ thuật, lịch sử, … thì cha mẹ không quan tâm. Thậm chí phớt lờ trước niềm vui và nỗ lực của con.
Trên thực tế, nếu con có năng khiếu về môn mỹ thuật, rất có thể con sẽ là một kiến trúc sư, hoặc nhà thiết kế thời trang trong tương lai. Con giỏi các môn nghệ thuật, con có thể trở thành giảng viên thanh nhạc, DJ, … Đây đều là các ngành nghề hot và thu nhập cao nếu có chuyên môn tốt.
Con tập trung học cho giỏi trước, các hoạt động trải nghiệm (ngoại khóa, câu lạc bộ, …) không cần thiết
Nhiều cha mẹ cho rằng con cần tập học tốt trên lớp, đạt học sinh khá giỏi. Cha mẹ thậm chí cho con đi học thêm rất nhiều lớp Toán, Văn, Tiếng Anh với kỳ vọng con sẽ đạt điểm 9, điểm 10.
Với cha mẹ, các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ chỉ là phụ. Con không cần thiết phải tham gia. Thay vào đó, con nên tập trung học để đạt điểm cao nhất.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu đáng tin cậy, kỹ năng quyết định 70% con có thành công hay không, còn kiến thức chỉ chiếm 30% mà thôi.
Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp tương lai: 5 bước xác định nghề nghiệp cho con
Tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp để định hướng cho học sinh THPT
Từ đam mê và năng lực của con, cha mẹ kết hợp với xu hướng nghề nghiệp xã hội để tìm ra công việc phù hợp nhất.
Cùng con cập nhật thông tin qua báo
Cùng con cập nhật thông tin qua báo đài,, ti vi, hoặc các chuyên gia để có kiến thức về các ngành nghề, cũng như triển vọng của nghề trong tương lai. Một số ngành nghề đặc thù yêu cầu ngoại hình, sức khỏe hoặc yêu cầu đặc biệt như người mẫu, ca sĩ, công an, … cần có sự suy xét và định hướng kỹ càng.
Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp
Cùng con xây dựng một kế hoạch nghề nghiệp cụ thể, bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, lộ trình học tập và phát triển kỹ năng.
Xem thêm: Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp Holland miễn phí
“Bản đồ hướng nghiệp” – công cụ định hướng nghề nghiệp toàn diện cho học sinh THPT.
“Bản đồ hướng nghiệp” của Trung Tâm An Việt sử dụng học thuyết Holland, là công cụ hữu ích trong hướng nghiệp.
Thuyết này chia con người thành 6 nhóm nghề: Nghệ thuật, xã hội, quản lý, Nghiệp vụ,… giúp con dễ dàng xác định nhóm ngành nghề phù hợp với tính cách và sở thích của mình. Từ đó giúp thu hẹp phạm vi lựa chọn nghề nghiệp và tạo ra một kế hoạch phát triển sự nghiệp rõ ràng và chi tiết.
Tham khảo thêm: Trung tâm An Việt – Định hướng nghề nghiệp cho con dễ dàng
Kết luận
Quá trình định hướng nghề nghiệp cho con là một hành trình quan trọng đòi hỏi sự hiểu biết và sự hỗ trợ chặt chẽ từ phía cha mẹ. Việc hiểu rõ về bản thân và kết hợp sở thích của con với nhu cầu thị trường là chìa khóa để giúp con có một tương lai sự nghiệp thành công. Hy vọng qua bài viết này, các cha mẹ đã có cho mình một lộ trình phát triển cho con phù hợp.
Leave A Comment